Trường Phái Đầu Tư Giá Trị và Chiến Lược Chọn Cổ Phiếu của Graham
Kế tiếp bài Trường Phái Đầu Tư - Xác Định Thời Điểm Đúng của Thị Trường - tác giả Lâm Minh Chánh, nhà nghiên cứu tài chánh độc lập, viết tiếp loạt bài về Trường Phái Đầu Tư Giá Trị (Value Investing). Theo tác giả đây là trường phái đầu tư cơ bản mà nhiều nhà đầu tư Việt Nam đang tiến hành, mặc dù rằng chiến lược và cách tính toán, "suy diễn" của từng nhà đầu tư có thể khác nhau.Nhà đầu tư giá trị
Nhà đầu tư giá trị (value investor) được định nghĩa một cách nôm na là những người tìm kiếm cổ phiếu giá hời. Hời ở đây có nghĩa là thị trường định giá của cổ phiếu thấp hơn giá trị của nó. Có nhiều cách để tìm cổ phiếu hời. Cách thứ nhất là dùng những tiêu chuẩn để chọn lọc. Cổ phiếu nào qua được màng lọc này là cổ phiếu đáng để đầu tư. Chiến lược này vì thế được gọi là chiến luợc đầu tư giá trị bằng cách chọn lọc thụ động (Passive Screening value investing). Cách thứ hai là chiến lược đầu tư giá tri nội tại (intrinsic value investing), những nhà đầu tư mua vào cổ phiếu khi thị giá thấp hơn giá trị nội tại do họ (hay tư vấn của họ) ước tính. Cách thứ ba là đầu tư vào những cổ phiếu mà hầu như không ai dòm ngó đến vì kết quả kinh doanh tệ, vì giá quá thấp. Đây là chiến lược đầu tư giá trị - đối nghịch (contrarian value investing). Cách thứ tư là cách của các nhà đầu tư chủ động Họ đầu tư vào những cổ phiếu có tiềm năng nhưng có giá trị thấp vì do quản lý, điều hành yếu. Sau khi đầu tư, họ sẽ thay đổi cách quản lý. Đây là chiến lược đầu tư giá trị của nhà đầu tư chủ động (activist value investing), những người có vốn đủ lớn để ảnh hưởng đến việc điều hành và quản trị của công ty.
Chiến Lược Đầu Tư Giá Trị của Benjamin Graham.
Benjamin Graham |
Benjamin Graham - người thành công trong nhiều vai trò - nhà phân tích tài chánh, nhà đầu tư và giảng viên, là đồng tác giả cuốn sách Security Analysis - Phân Tích Chứng Khoán. Đây là cuốn sách đặt nền tảng cho trường phái đầu tư giá trị và là sách gối đầu giường cho những nhà đầu tư dài hạn. Trong cuốn sách này, Ông Benjamin Grahanm đã đưa ra 10 tiêu chuẩn để chọn cổ phiếu:
TC1: Tỷ số Lợi Nhuận Trên Thị Giá (E/P) phải cao gấp đôi lãi suất trái phiếu xếp hạng AAA. (AAA là hạn mức tín dụng cao nhất dành cho trái phiếu của các công ty).
TC2: PE của cổ phiếu phải thấp hơn, và bằng khoản 40% so với PE của toàn thị trường
TC3: Dividend Yield - Tỷ suất cổ tức / giá của cổ phiếu phải lớn hơn 2/3 của lãi suất trái phiếu xếp hạng AAA.
TC4: Thị Giá (của công ty) phải nhỏ hơn 2/3 giá trị sổ sách của tài sản hữu hình
TC5: Thị Giá (của công ty) phải nhỏ hơn 2/3 giá trị tài sản lưu động ròng.
TC6: Tỷ số Nợ/Vốn chủ sở hữu theo giá trị sổ sách phải nhỏ hơn 1
TC7: Tài sản ngắn hạn phải lớn nợ ngắn hạn ít nhất 2 lần
TC8: Toàn bộ nợ phải nhỏ hơn hai lần giá trị tài sản lưu động ròng
TC9: Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) phải tăng trưởng 7%/năm trở lên trong vòng 10 năm qua.
TC10: Tăng trưởng năm của thu nhập toàn công ty phải dương ít nhất 7 lần trong vòng 10 năm qua.
Cổ phiếu nào vượt qua 10 điều kiện sàng lọc trên, theo Benjamin Graham, là những cơ hội đầu tư giá trị tuyệt vời. Nhà nghiên cứu Henry Oppenheimer đã phân tích kết quả của những cổ phiếu đạt điều kiệu 10 tiêu chuẩn Graham trong thời gian từ 1974 đến 1981. Kết quả là tỷ suất lợi nhuận của những cổ phiếu này cao gấp nhiều lần tỷ suất lợi nhuận của của những cổ phiếu khác trên thị trường. Một điều cũng cần lưu ý rằng, có một số người cũng sử dụng 10 tiêu chuẩn chọn lọc mang tên Graham nhưng nội dung thì khác đôi chút so với 10 tiêu chuẩn gốc của Gramham. Đó là vì họ thay đổi cho hợp với hoàn cảnh thị trường hay theo ngành đặc thù. Chúng ta cũng có thể làm tương tự như vậy để áp dụng cho chính bản thân mỗi chúng ta tạo thị trường Việt Nam.
Ngoài 10 tiêu chuẩn chọn lọc trên, Graham còn có 8 phương châm về đầu tư giá trị và một công thức tính giá trị của cổ phiếu mang dấu ấn riêng của ông. Tác giả Janet Lowe, trong cuốn sách viết về tiểu sử của Benjamin Graham đã tổng kết lại chúng lại như sau:
PC1: Hãy là một nhà đầu tư, đừng là một nhà đầu cơ. Giaham định nghĩa nhà đầu tư mua và sỡ hữu cổ phiếu dài hạn, trong khi đó nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn
PC2: Quan trọng nhất là mua với giá bao nhiêu. Cổ phiếu của một công ty tốt nhất thị trường về hoạt động, về các chỉ số kinh doanh, tài chánh vẫn có thể là một đầu tư sai, hoặc không hiệu quả nếu chúng ta mua giá sai (quá cao)
PC3: Truy tìm những cơ hội giá hời. Thị trường sẽ luôn có lỗi trong việc định giá cổ phiếu.
PC4: Luôn thận trọng với những con số tài chánh do công ty cung cấp. Thỉnh thoảng vẫn có những công ty cố tình không đạo đức
PC5: Đa dạng hoá đấu tư. Đừng quá tập trung vào một số ít cổ phiếu.
PC6: hãy thục hiện quyền cổ đông của mình. Nhiều nhà đầu tư đã không thực hiện quyền cổ đông của mình, bỏ ngỏ công ty cho các nhà điều hành. Những nhà điều hành đôi khi hành động theo lợi ích của họ, hay lợi ích của một nhóm cổ đông nào đó, mà không hoạt động vì lợi ích của cả công ty.
PC7: Hãy kiên nhẫn. Phương châm này củng cố phương châm 1.
PC8: Phải có tính kỹ luật. Chỉ mua cổ phiếu khi thị giá thấp hơn giá trị được xác định theo công thức giá trị của Graham.
Công thức Giá Trị của Graham:
Giá trị = EPS * (2* tốc độ tăng trưởng năm+ 8.5)* Lãi suất T.phiếu C.Phủ /Lãi suất trái phiếu AAA.
Ví dụ cụ thể: Vào năm 2002, Một cổ phiếu có EPS là 3 USD, tăng trưởng 10% năm, trong khi đó lãi suất trái phiếu chính phủ là 5%, và lãi suất trái phiếu của công ty xếp hạng tín dụng AAA là 6%. Giá trị của cổ phiếu này theo công thức Graham sẽ là:
TC1: Tỷ số Lợi Nhuận Trên Thị Giá (E/P) phải cao gấp đôi lãi suất trái phiếu xếp hạng AAA. (AAA là hạn mức tín dụng cao nhất dành cho trái phiếu của các công ty).
TC2: PE của cổ phiếu phải thấp hơn, và bằng khoản 40% so với PE của toàn thị trường
TC3: Dividend Yield - Tỷ suất cổ tức / giá của cổ phiếu phải lớn hơn 2/3 của lãi suất trái phiếu xếp hạng AAA.
TC4: Thị Giá (của công ty) phải nhỏ hơn 2/3 giá trị sổ sách của tài sản hữu hình
TC5: Thị Giá (của công ty) phải nhỏ hơn 2/3 giá trị tài sản lưu động ròng.
TC6: Tỷ số Nợ/Vốn chủ sở hữu theo giá trị sổ sách phải nhỏ hơn 1
TC7: Tài sản ngắn hạn phải lớn nợ ngắn hạn ít nhất 2 lần
TC8: Toàn bộ nợ phải nhỏ hơn hai lần giá trị tài sản lưu động ròng
TC9: Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) phải tăng trưởng 7%/năm trở lên trong vòng 10 năm qua.
TC10: Tăng trưởng năm của thu nhập toàn công ty phải dương ít nhất 7 lần trong vòng 10 năm qua.
Cổ phiếu nào vượt qua 10 điều kiện sàng lọc trên, theo Benjamin Graham, là những cơ hội đầu tư giá trị tuyệt vời. Nhà nghiên cứu Henry Oppenheimer đã phân tích kết quả của những cổ phiếu đạt điều kiệu 10 tiêu chuẩn Graham trong thời gian từ 1974 đến 1981. Kết quả là tỷ suất lợi nhuận của những cổ phiếu này cao gấp nhiều lần tỷ suất lợi nhuận của của những cổ phiếu khác trên thị trường. Một điều cũng cần lưu ý rằng, có một số người cũng sử dụng 10 tiêu chuẩn chọn lọc mang tên Graham nhưng nội dung thì khác đôi chút so với 10 tiêu chuẩn gốc của Gramham. Đó là vì họ thay đổi cho hợp với hoàn cảnh thị trường hay theo ngành đặc thù. Chúng ta cũng có thể làm tương tự như vậy để áp dụng cho chính bản thân mỗi chúng ta tạo thị trường Việt Nam.
Ngoài 10 tiêu chuẩn chọn lọc trên, Graham còn có 8 phương châm về đầu tư giá trị và một công thức tính giá trị của cổ phiếu mang dấu ấn riêng của ông. Tác giả Janet Lowe, trong cuốn sách viết về tiểu sử của Benjamin Graham đã tổng kết lại chúng lại như sau:
PC1: Hãy là một nhà đầu tư, đừng là một nhà đầu cơ. Giaham định nghĩa nhà đầu tư mua và sỡ hữu cổ phiếu dài hạn, trong khi đó nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn
PC2: Quan trọng nhất là mua với giá bao nhiêu. Cổ phiếu của một công ty tốt nhất thị trường về hoạt động, về các chỉ số kinh doanh, tài chánh vẫn có thể là một đầu tư sai, hoặc không hiệu quả nếu chúng ta mua giá sai (quá cao)
PC3: Truy tìm những cơ hội giá hời. Thị trường sẽ luôn có lỗi trong việc định giá cổ phiếu.
PC4: Luôn thận trọng với những con số tài chánh do công ty cung cấp. Thỉnh thoảng vẫn có những công ty cố tình không đạo đức
PC5: Đa dạng hoá đấu tư. Đừng quá tập trung vào một số ít cổ phiếu.
PC6: hãy thục hiện quyền cổ đông của mình. Nhiều nhà đầu tư đã không thực hiện quyền cổ đông của mình, bỏ ngỏ công ty cho các nhà điều hành. Những nhà điều hành đôi khi hành động theo lợi ích của họ, hay lợi ích của một nhóm cổ đông nào đó, mà không hoạt động vì lợi ích của cả công ty.
PC7: Hãy kiên nhẫn. Phương châm này củng cố phương châm 1.
PC8: Phải có tính kỹ luật. Chỉ mua cổ phiếu khi thị giá thấp hơn giá trị được xác định theo công thức giá trị của Graham.
Công thức Giá Trị của Graham:
Giá trị = EPS * (2* tốc độ tăng trưởng năm+ 8.5)* Lãi suất T.phiếu C.Phủ /Lãi suất trái phiếu AAA.
Ví dụ cụ thể: Vào năm 2002, Một cổ phiếu có EPS là 3 USD, tăng trưởng 10% năm, trong khi đó lãi suất trái phiếu chính phủ là 5%, và lãi suất trái phiếu của công ty xếp hạng tín dụng AAA là 6%. Giá trị của cổ phiếu này theo công thức Graham sẽ là:
Giá trị = 3*(2*10+8.5)*5/6 = 71.25 USD.
Theo Graham, chúng ta chỉ nên mua cổ phiếu này khi thị giá thấp hơn 71.25 USD.
Ghi chú: nếu áp dụng cho Việt Nam chúng ta có thể tạm giả sử rằng lãi suất trái phiếu công ty xếp hạng AAA sẽ cao hơn 1,5% so với lãi suất trái phiếu chính phủ hạn 5 năm (đây là gợi ý của riêng tác giả). Nghĩa là nếu lãi suất trái phiếu chính phủ hạn 5 năm là 8%, thì lãi suất trái phiếu AAA có thể tạm ấn định ở mức 9.5%. Về tỷ số 8.5, thì chúng ta cũng có thể thay đổi cho phù hợp với Việt Nam. Những nhà đầu tư thận trọng có thể vẫn dùng 8.5%, nhưng những nhà đầu tư "thích" rủi ro có thể áp dụng ở mức 9 hay tối đa là 9,5. Với những giả định trên những nhà đầu tư giá trị tại Việt Nam có thể dùng công thức giá trị của Graham để áp dụng vào việc truy tìm những cổ phiếu "giá hời" và đầu tư dài hạn.
Lâm Minh Chánh.
Nguồn: Emotino
Benjamin Graham (8/5/1894 - 21/9/1976) là người Mỹ gốc Anh. Ông là nhà kinh tế học và nhà đầu tư chuyên nghiệp. Graham được coi là người khai sinh ra trường phái đầu tư giá trị . Ông bắt đầu giảng dạy về trường phái này tại Trường Columbia vào năm 1928 và sau đó cộng tác với David Dodd xuất bản cuốn sách nổi tiếng Phân tích chứng khoán (Security Analysis). Học trò của Benjamin bao gồm: Warren Buffett, William J. Ruane, Irving Kahn, Walter J. Schloss và những người khác. Warren Buffett mô tả ông là người có ảnh hưởng lớn thứ hai trong cuộc sống của mình. Thậm chí, Warren Buffet và Irving Kahn có lấy họ Graham làm tên đệm cho con trai của mình là Howard Graham Buffett và Thomas Graham Kahn.